Suy thoái và tái thiết Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Alfred Marshall vẫn đang hoàn tất những xem xét cuối cùng với tác phẩm Những nguyên lý kinh tế học của ông thì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) bùng nổ. Bối cảnh đầy tự tin khi bước vào thế kỷ 20 nhanh chóng tan vỡ trên những chiến hào khi thế giới văn minh tự cắn xé nhau. Trong bốn năm, sản xuất ở Anh, ĐứcPháp được chuyển hướng hoàn toàn sang kiểu kinh tế thời chiến. Năm 1917, ở nước Nga nổ ra cuộc cách mạng của những người Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo. Họ coi học thuyết Marx là cứu tinh và cam kết với một đất nước đang tan vỡ "hòa bình, bánh mì và đất đai" thông qua các phương tiện sản xuất tập thể. Cũng năm 1917, Mỹ tham chiến bên phía Anh và Đức. Tổng thống Woodrow Wilson rao giảng khẩu hiệu "đảm bảo một thế giới an toàn cho chế độ dân chủ". Ông vạch ra một kế hoạch hòa bình mười bốn điểm. Năm 1918, Đức mở cuộc tấn công mùa xuân, nhưng thất bại, các nước đồng minh phản công dẫn tới việc hàng triệu người thiệt mạng vì chiến tranh. Trong nội bộ nước Đức diễn ra cuộc Cách mạng Đức, chính quyền lâm thời theo đuổi hòa bình trên cơ sở mười bốn điểm của Wilson. Châu Âu là một đống điêu tàn, về tài chính, vật chất và tâm lý, với một tương lai được sắp xếp ở Hội nghị hòa bình Paris, 1919. John Maynard Keynes là đại diện của Bộ Tài chính Anh ở hội nghị và là người chỉ trích gay gắt nhất những kết quả của hội nghị.

John Maynard Keynes

John Maynard Keynes (phải) cùng đồng sự người Mỹ Harry White tại hội nghị Bretton Woods.

John Maynard Keynes (1883–1946) sinh ở Cambridge, học Đại học Eton và là cấp dưới của cả Arthur Cecil PigouAlfred MarshallĐại học Cambridge. Ông khởi nghiệp là giảng viên, trước khi chuyển sang làm việc cho chính phủ Anh, rồi leo lên chức đại diện về tài chính của chính phủ Anh ở Hội nghị hòa bình Paris, 1919. Những nhận xét của ông được nêu trong cuốn Những hậu quả kinh tế của hòa bình,[64] (1919) nơi ông ghi lại sự giận dữ của mình vì nước Mỹ đã không thể đảm bảo những điều đã nêu ra trong Mười bốn Điểm của Woodrow Wilson [65] và tâm lý buộc tội không khoan dung với những nước thắng trận với Đức.[66] Keynes rời hội nghị và sử dụng những thông tin kinh tế thu thập được từ hồ sơ hội nghị, ông lập luận rằng nếu những nước chiến thắng buộc phe trục phải trả các khoản bồi thường chiến phí thì chắc chắn sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, dẫn tới một cuộc thế chiến thứ hai.[67] Keynes hoàn tất tiểu luận của ông bằng cách kêu gọi, trước hết, giảm gánh nặng trả chiến phí cho Đức xuống còn mức có thể thực hiện trong thực tế, tăng quản trị liên chính phủ với sản xuất than và một liên minh tự do thương mại thông qua Hội Quốc Liên;[68] thứ hai, một thỏa thuận bù trừ các khoản nợ giữa các nước đồng minh;[69] thứ ba, cải tổ toàn diện hệ thống hối đoái quốc tế và thành lập một quỹ cho vay quốc tế;[70] và thứ tư, nối lại quan hệ thương mại với NgaĐông Âu.[71]

Cuốn sách là một thành công lớn, và dù nó bị một số người chỉ trích vì những tiên đoán thiếu chính xác,[72] không có những thay đổi mà ông kêu gọi, các dự báo đen tối của Keynes đã đúng với những gì thế giới trải qua trong cuộc Đại khủng hoảng bùng nổ vào năm 1929 và dần kéo theo cuộc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939. Chiến tranh thế giới thứ nhất từng được chờ đợi là "cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến", nhưng việc các thỏa thuận hòa bình thất bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn một cuộc chiến lớn nữa khiến lần này quyết tâm của các cường quốc không để lặp lại sai lầm tương tự càng mạnh mẽ. Sau thất bại của chủ nghĩa phát xít, hội nghị Bretton Woods được tổ chức để thiết lập trật tự kinh tế mới. Keynes một lần nữa lại đóng vai trò trung tâm.

Lý thuyết tổng quát

Tập tin:GT Palgrave.jpgTrang bìa cuốn "Lý thuyết tổng quát" của.

Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, Keynes đã xuất bản tác phẩm quan trọng nhất của ông, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936). Cuộc Đại suy thoái bắt đầu bởi cuộc đổ vỡ ở thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929, dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở Mỹ, kéo theo việc nước này phải thu hồi những khoản nợ từ các con nợ ở châu Âu, và hiệu ứng domino về kinh tế lan nhanh ra toàn cầu. Kinh tế học chính thống thời bấy giờ kêu gọi siết chặt chi tiêu, cho tới khi lòng tin trong kinh doanh và lợi nhuận được phục hồi. Keynes ngược lại, lập luận trong A Tract on Monetary Reform (1923, Một tiểu luận về cải cách tiền tệ) rằng có nhiều yếu tố quyết định các hoạt động kinh tế, và chờ đợi cân bằng thị trường tự tái lập trong dài hạn là không đủ. Như Keynes viết trong nhận xét nổi tiếng của ông,

...vấn đề dài hạn là một định hướng sai lầm với những khó khăn hiện giờ. Trong dài hạn tất cả chúng ta đều chết. Các nhà kinh tế học thiết lập một nhiệm vụ quá dễ dàng, quá vô dụng như thể trong mùa bão họ chỉ nói với chúng ta rằng khi cơn bão kéo dài đã qua, đại dương sẽ phẳng lặng trở lại.[73]

Ngoài vấn đề chủ đạo về cung tiền, Keynes xác định xu hướng cận biên của tiêu dùng, nguồn gốc của đầu tư, hiệu quả biên của vốn, sự ưa thích thanh khoản và hiệu ứng số nhân là các biến quyết định mức độ sản lượng của nền kinh tế, việc làm và giá cả. Hầu hết các thuật ngữ của Keynes là do chính ông sáng tạo ra riêng cho tác phẩm Lý thuyết tổng quát, dù các ý tưởng cơ bản là khá đơn giản. Keynes lập luận rằng nếu tiết kiệm không chuyển hóa thành đầu tư thông qua các thị trường tài chính, tổng chi tiêu sẽ giảm xuống. Chi tiêu giảm dẫn tới giảm thu nhập và tăng thất nghiệp, điều này lại làm giảm tiết kiệm. Tiết kiệm giảm tiếp tục cản trở mong muốn đầu tư, dẫn tới một mức cân bằng mới sẽ được thiết lập cho tới khi việc giảm chi tiêu dừng lại. Mức cân bằng mới này chính là suy thoái, khi mọi người đầu tư ít hơn, tiết kiệm ít hơn và chi tiêu ít hơn.

Kenyes lập luận rằng việc làm phụ thuộc vào tổng chi tiêu, bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực tư nhân. Người tiêu dùng chỉ chi tiêu một cách thụ động, hay dựa trên những tính toán với thu nhập của họ. Mặt khác, việc các doanh nghiệp có muốn bỏ vốn đầu tư hay không phụ thuộc vào kỳ vọng về những đầu tư mới (lợi nhuận) và tỉ lệ lãi suất phải trả (chi phí). Vì thế, theo Keynes, nếu kỳ vọng kinh doanh không đổi, việc chính phủ giảm lãi suất (chi phí vay), đầu tư sẽ tăng và sẽ có ảnh hưởng cấp số nhân với tổng chi tiêu. Đến lượt nó, tỉ lệ lãi suất phụ thuộc vào số lượng tiền và mong muốn giữ tiền trong tài khoản ngân hàng (tức là tiết kiệm, trái ngược với đầu tư). Nếu không có đủ tiền trong nền kinh tế để cung ứng cho số người muốn giữ tiền, lãi suất sẽ tăng cho tới khi có đủ những người muốn giữ tiền bị loại ra vì không đủ cung tiền. Nên nếu lượng tiền tăng, trong khi mong muốn giữ tiền không đổi, tỉ lệ lãi suất sẽ giảm, dẫn tới tăng đầu tư, sản lượng và việc làm. Vì cả hai lý do này, Keynes do đó kêu gọi lãi suất thấp và tín dụng dễ dàng, để đối phó với thất nghiệp.

Nhưng Keynes tin rằng trong những năm 1930, các điều kiện đòi hỏi lĩnh vực công phải hành động. Chi tiêu thâm hụt ngân sách, theo Keynes, sẽ giúp kích hoạt các hoạt động kinh tế. Điều này được ông ủng hộ trong lá thư công khai gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đăng trên báo The New York Times (1933). Chính sách kinh tế mới ở Mỹ đang tiến hành nửa chừng thì Lý thuyết tổng quát được xuất bản. Nó cung cấp những nền tảng lý luận cho các chính sách đã được thực thi trên thực tế. Keynes cũng tin tưởng vào việc phân phối thu nhập công bằng hơn, cũng như đánh thuế đối với thu nhập không từ các hoạt động kinh doanh hay lao động nòng cốt với lập luận tỉ lệ tiết kiệm cao (thường là của những người giàu) không tốt cho một nền kinh tế phát triển. Keynes do đó khuyến khích cả quản lý tiền tệ và một chính sách tài khóa tích cực.

Kinh tế học Keynes

Tập tin:Sraffa.jpgPiero Sraffa.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Keynes lại làm trợ lý cho Bộ Tài chính Anh, thương lượng các khoản vay lớn từ Mỹ. Ông hỗ trợ lập các kế hoạch hình thành nên Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giớiTổ chức thương mại quốc tế[74] tại Hội nghị Bretton Woods, một gói giải pháp được thiết kế để ổn định nền kinh tế thế giới vốn gặp rất nhiều trục trặc trong những năm 1920 và tạo ra một sân chơi thương mại bình đẳng trên toàn cầu. Keynes qua đời hơn một năm sau đó, nhưng những ý tưởng của ông đã giúp hình thành nên trật tự kinh tế toàn cầu mới, và tất cả các chính phủ phương tây đều áp dụng đơn thuốc về chi tiêu thậm hụt để vượt qua khủng hoảng và duy trì việc làm đầy đủ cho nền kinh tế.

Một trong những học trò của Keynes ở Cambridge là Joan Robinson, người đã đóng góp ý tưởng rằng cạnh tranh hiếm khi nào hoàn hảo trong thị trường, một sự hoài nghi với lý thuyết cho rằng các thị trường sẽ giúp thiết lập giá cả. Trong tác phẩm The Production Function and the Theory of Capital (1953, Chức năng sản xuất và học thuyết về tư bản), Robinson nêu ra vấn đề mà bà cho là đã bị hiểu sai trong kinh tế học chính thống. Những nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng một thị trường cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Robinson thì cho rằng chi phí sản xuất đơn giản là giá của các đầu vào, như vốn tư bản.

Và nếu giá của các sản phẩm cuối cùng quyết định giá của vốn, khi đó, theo Robinson, sẽ là nghịc lý nếu cho rằng giá của vốn quyết định giá của sản phẩm cuối cùng. Không thể định giá hàng hóa chừng nào chưa thể định giá các yếu tố đầu vào. Đây không phải là vấn đề trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi tất cả có thể diễn ra đồng thời, nhưng trong thế giới thật, quá trình xác định giá mất thời gian, hàng hóa được định giá trước khi được bán. Do giá của vốn không thể được định bằng những đơn vị đo lường độc lập, làm cách nào có thể chứng minh rằng vốn vốn bỏ ra giúp thu về một khoản bằng với giá các đầu vào cho sản xuất?

Piero Sraffa trở lại Anh từ nước Ý phát-xít vào những năm 1920 và làm việc với Keynes ở Cambridge. Năm 1960, ông xuất bản một cuốn sách nhỏ nhan đề Production of Commodities by Means of Commodities (Sản xuất hàng hóa bằng các phương tiện hàng hóa), trong đó giải thích các mối quan hệ về công nghệ là nền tảng cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ ra sao. Giá cả có nguồn gốc từ trao đổi lương-lợi nhuận, thương lượng tập thể, xung đột giữa quản trị và lao động và sự can thiệp của kế hoạch của chính phủ. Giống như Robinson, Sraffa trình bày về việc các lực lớn có thể tác động lên quá trình định giá trong nền kinh tế ra sao, và những lực đó không nhất thiết phải là việc điều chỉnh của thị trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...